Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

Quản lí lượng truy cập website với google analytics như thế nào?

Google analytics là một công cụ miễn phí được phát triển bởi gã khổng lồ google, nó giúp cho các webmaster theo dõi tiến độ phát triển của website một cách hiệu quả, cho một cái nhìn tổng quát nhất về website và hiệu quả của các chiến lược thu hút lượt truy cập cho website.

Để sử dụng được google analytic bạn phải cần:
  1. Một website: cái này là điều hiển nhiên rồi, google analytics đòi hỏi bạn phải đặt một mã theo dõi trên website của bạn. Nó giống như một camera theo dõi vậy, nó sẽ ghi lại toàn bộ tiến trình của website và gửi một bảng báo cáo về bảng điều khiển tại trình đăng nhập của google analytics.
  2. Một tài khoản google analytics: Cái này thì quá dễ, với một tài khoản google account thông thường bạn chỉ cần đăng nhập vào trang http://www.google.com/analytics/ với tài khoản đó rồi thực hiện một vài hướng dẫn là bạn đã kích hoạt tài khoản google analytics rồi. Hoặc bạn có thể đăng ký một tài khoản google analytics mới cũng được.

  3. Cài đặt plugin google analytics cho blog wordpress của bạn: Có rất nhiều cách để đặt code google analytics (Mình ghi tắt là GA cho ngắn gọn nha) lên website của bạn, nhưng cách đơn giản và nhanh nhất là cài đặt plugin google analytics. Bạn có thể download tại địa chỉ này: http://wordpress.org/plugins/googleanalytics/ .Sau khi đã download về chúng ta tiến hành cài đặt như những plugin thông thường khác và tiến hành config cho nó. Config thì đơn giản thôi, chúng ta chỉ cần copy mã google analytics rồi paste vào phần setting của GA

Đặt mã GA lên setting plugin sau đó bấm Save changes
Lúc mới lập blog này mình cũng lay hoay hoài nhưng rồi làm đi làm lại và làm trên nhiều website nên bây giờ đã thông thạo nhiều 
Sau khi đã hoàn tất các thao tác ở trên thì bây giờ là lúc chúng ta tận hưởng thành quả rồi đó. Bạn đăng nhập lại vào tài khoản google analytics của mình. Trong phần quản trị bạn sẽ chọn tất cả dữ liệu trang web (Mình đã chỉnh ngôn ngữ mặc định là tiếng Việt cho dễ sử dụng, bạn nào thích thì để tiếng Anh cũng được)

Bên dưới là giao diện quản lí của GA

  1. Audience
    1. Pageview: số lần xem trang web. Mỗi lần ai đó mở 1 trang web thì được tính là 1 pageview, cho dù trang đó được mở nhiều lần bởi 1 người.
      Muốn tính trung bình mỗi khách tạo ra bao nhiêu pageview, ta lấy tổng số pageviews chia cho tổng số khách truy cập (visitor).
    2. Visit: là số lần ghé thăm. Ví dụ: Tôi vào website (cửa hàng), làm gì đó rồi đi ra, được tính là 1 lần ghé thăm. Một ngày tôi vào…ra 3 lần được tính là 3 visits.
    3. Unique Visitor: là số khách (người) ghé thăm. Mỗi visitor tạo ra nhiều visit, pageview và hit. Google dựa vào địa chỉ IP và Cookie để biết đây là khách hàng mới hay khách hàng cũ quay trở lại website. Đây là thông số quan trọng mà chúng ta cần chú ý.
    4. Bounce rate: (Tỉ lệ lượng truy cập rời khỏi site ngay trang đầu tiên họ vào) đồng nghĩa tỉ lệ nghich với chất lượng bài viết của bạn. Thông số này giúp chúng ta cải thiện hơn nữa chất lượng của các bài viết. Bạn có thể hiểu đây là thước đo chất lượng nội dung của một website.
    5. G.Avg time on site : Thời gian truy cập trên site tỷ lệ thuận với chất lượng bài viết và tỷ lệ nghịch với Bounce Rate
  2. Tracffic source:
    1. Direct Traffic (Lưu lượng truy cập trực tiếp)
    2. Referral Traffic (Lưu lượng truy cập gián tiếp thông qua backlink  được trỏ từ 1 site khác tới site bạn)
    3. Organic Search Traffic (Lưu lượng tìm kiếm cơ bản, lưu lượng tìm kiếm không có sự can thiệp của nhà cung cấp SE)
    4. Paid Search Traffic (Lưu lượng tìm kiếm từ dịch vụ quảng cáo của nhà cung cấp SE và có trả phí – Adword Google) thể hiện mức độ hiệu quả trong đầu tư.
Trên đây là những thông số cơ bản mà một webmaster hay sử dụng để theo dõi tiến độ website của mình, còn rất nhiều thông số khác mà một người làm website cần phải nắm vững, các bạn có thể tự tìm hiểu trong giao diện quản trị của google analytics . Mỗi lần vọc như vậy chúng ta sẽ tiến bộ lên rất nhiều đó ( :andanne: ).

Chúc các bạn thành công với website của mình nhé

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Học lập trình web căn bản với PHP

Bài 1: Các kiến thức căn bản Part 1:  https://jimmyvan88.blogspot.com/2012/05/can-ban-lap-trinh-web-voi-php-bai-1-cac.html Part 2:  https://...