Hiện tại tôi đang cài Apache cho server web của mình, nhưng qua nghiên cứu tôi thấy rõ ràng rằng NghinX có nhiều lợi thế về tốc độ và chống chọi với các cuộc tấn công DDOS tốt hơn Apache, nhưng đầu tiên ta hãy nghiên cứu xem hai Web server này là gì nhé:
Apache là một trong các Webserver đơn giản nhất và phổ thông nhất để phát triển các dự án website, và từ 1996 Apache trở thành phần mềm webserver phổ biến nhất thế giới, và cho tới năm 2009 Apache đã chiếm 46 % tổng số website chạy trên nền tảng của nó.

Logo của Apache
Logo của Apache
Logo của Nginx
Logo của Nginx

NghinX là một trong các web server mạnh mẽ nhất, với nhiều website có số lượng truy cập lớn phải dùng tới NginX, lợi thế về tốc độ và an toàn cho server website, NghinX hiện nay đang được ưa chuộng để chạy các site lớn, ví dụ như Zing Mp3 của chúng ta:
Zing Mp3 sử dụng server NghinX

Zing Mp3 sử dụng server NghinX
Cơ chế hoạt động của hai Web Server này cũng khác nhau tạo nên hai đặc điểm và ưu thế khác nhau, ví dụ NghinX có tất cả các chức năng mà Apache có:
  • Static file serving.
  • SSL/TLS support.
  • Virtual hosts.
  • Reverse proxying.
  • Load balancing.
  • Compression.
  • Access controls.
  • URL rewriting.
  • Custom logging.
  • Server-side includes.
  • Limited WebDAV.
  • FLV streaming.
  • FastCGI.

Trong khi đó Apache lại có những chức năng mở rộng hơn so với NghinX như sau:
  • digest access authentication
  • CGI
  • administrative console
  • .htaccess

Có một điều làm cho NghinX ít phổ thông hơn so với Apache chính là: NghinX chỉ thích hợp cho việc phục vụ các Server riêng, chứ không thích hợp cho Shared Hosting, với mỗi lần cấu hình NghinX lại phải load lại file config của nó trên server, người dùng nếu có quyền này chắc chắn dễ dàng làm chết cả server với hàng trăm website cùng nhau chạy.
NghinX tỏ ra ưu thế hơn hẳn Apache về tốc độ và sử dụng bộ nhớ của máy chủ, WordPress.org cũng đã có một cuộc thí nghiệm của riêng mình để đánh giá việc này, NghinX hoạt động tuyệt vời với 8000 request / giây ( http://barry.wordpress.com/2008/04/28/load-balancer-update/ )
Điều đặc biệt là NghinX dùng rất ít Ram và CPU, trong một cuộc thí nghiệm, NghinX ăn hết 25Mb Ram và 10% CPU load với 10 triệu lượt truy cập / ngày, không thể tưởng tượng được !
Apache và NghinX đều miễn phí, hoạt động và phát triển dưới các giấy phép mã nguồn mở, copyFree nên bạn không phải trả phí khi cài đặt chúng.
Tôi cũng đang muốn cài NghinX cho server của mình nhưng vì chưa có kinh nghiệm trong việc cấu hình nên đành phải hẹn bạn NghinX sau vài tháng nữa.
Các bạn nghĩ sao ? Nên dùng Apache phổ thông hay NghinX siêu tốc ?