Tanishq Matthew Abraham, Ethan Bortnick là hai trong những người thể hiện khả năng thiên bẩm khi còn ở độ tuổi rất nhỏ với nhiều thành tựu xuất sắc.
Tanishq Matthew Abraham khi 4 tuổi đã là một trong những thành viên
trẻ nhất của Mensa, một tổ chức quốc tế bao gồm người sở hữu chỉ số IQ
cao nhất thế giới. Tanishq bộc lộ phẩm chất thiên tài khi mới 4 tháng
tuổi, cậu xem sách thiếu nhi và trả lời hết các câu hỏi một cách chính
xác. Ở tổ chức Mensa, cậu bé đạt số điểm rất cao trong các bài kiểm tra
IQ. Lúc 5 tuổi, cậu nhanh chóng hoàn thành các khoá học toán thiết kế
bởi chương trình giáo dục Đại học Stanford dành cho trẻ em năng khiếu
bẩm sinh. 6 tuổi, Tanishq duy trì điểm trung bình các môn là 4.0 trong
tất cả các khoá học đại học và là một trong những người trẻ tuổi nhất
được giới thiệu vào hiệp hội Phi Theta Kappa Honor Society. Ngoài ra,
cậu còn xuất bản các bài tiểu luận khoa học về nghiên cứu mặt trăng trên
trang web của Cơ quan Vũ trụ và Hàng không Mỹ (NASA).
|
Ethan Bortnick là thần đồng chơi nhạc. Cậu bé là nhà soạn nhạc kiêm
diễn viên. Ethan Bortnick bắt đầu chơi đàn lúc 3 tuổi. Lúc 5 tuổi, cậu
bé có thể sáng tác nhạc. Buổi trình diễn đầu tiên của Ethan trên truyền
hình vào năm 2007 đã mở đầu cho một loạt show biểu diễn sau đó. Cậu tự
hào là người giữ kỷ lục Guiness khi được công nhận là nhạc sĩ solo có
tour diễn riêng trẻ nhất thế giới. Lúc 10 tuổi, Ethan là ngôi sao trẻ
tuổi nhất được mời biểu diễn tại Las Vegas.
|
Akim Camara là thần đồng violin tại Berlin, bắt đầu chơi vĩ cầm từ
lúc 2 tuổi. Cậu bộc lộ trí nhớ siêu việt trong âm nhạc khi còn bập bẹ
chưa biết nói. Người hướng dẫn Akim đã phát
hiện ra khả năng âm nhạc của cậu và người này bắt đầu dạy đàn cho cậu
bé 2 tuổi hai buổi một tuần. Cậu cảm thụ nhạc và tiếp thu một cách nhanh
chóng, chỉ sau 6 tháng huấn luyện, Akim được mời biểu diễn lần đầu tiên
trước công chúng tại buổi hoà nhạc Giáng sinh tháng 12/2003.
|
Priyanshi Somani là thần đồng tính toán người Ấn Độ. Cô bé có khả
năng tính nhẩm đặc biệt khi mới 6 tuổi và đến năm 11 tuổi, cô là thành
viên trẻ nhất tham gia cuộc thi tính nhẩm của thế giới tổ chức năm 2010.
Priyanshi đánh bại 36 đối thủ khác đến từ 16 quốc gia và giành giải
quán quân với cách giải quyết căn bậc hai của 10 số có sáu chữ số trong
khoảng thời gian kỷ lục là 6 phút 51 giây. Ấn tượng hơn, cô bé là thí
sinh duy nhất trong lịch sử cuộc thi tính nhẩm chính xác 100% ở các tất
các phần thi. Cô trở thành người giữ kỷ lục thế giới mới về tính nhẩm
căn bậc hai vào tháng 1/2012 khi cô tính chính xác căn bậc 2 của 10 con
số có sáu chữ số trong 2 phút 43 giây.
|
March Tian, 9 tuổi, là người trẻ nhất bước vào giảng đường đại học
tại Hồng Kông. Cậu hoàn thành vượt trội các chứng chỉ A toán cao cấp và
chứng chỉ B ngành tThống kê. Cậu cũng được cấp 8 bằng chứng chỉ GCSE
cùng một lúc khi đang theo học các chứng chỉ khác. March Tian được đặc
cách theo học chương trình cử nhân chuyên ngành kép bao gồm bằng Cử nhân
Khoa học toán học và bằng thạc sĩ triết học trong toán học. Năm 2011,
March Tian xuất sắc hoàn thành khoá học sớm hơn trước một năm so với dự
kiến. Hiện cậu đang học cấp bậc tiến sĩ chuyên ngành toán tại Mỹ.
|
Một thần đồng toán học khác là Jacob Barnet. Cậu bé từng bị chẩn
đoán mắc bệnh tự kỷ cấp độ nặng khi mới 2 tuổi. Các bác sĩ nói rằng cậu
sẽ không có khả năng nói, đọc, viết hay thậm chí không thể sống độc lập
trong sinh hoạt hàng ngày suốt phần đời còn lại của mình. Thế nhưng chỉ
một năm sau , Jacob chứng minh điều ngược lại khi cậu có khả năng đọc
xuôi, đọc ngược bảng chữ cái từ A đến Z. Cùng năm này, Jacob gây shock
với người thuyết trình trong một bảo tàng thiên văn học, khi cậu trả lời
vanh vách nguyên nhân vì sao các mặt trăng xoay quanh sao Hoả lại có
hình dáng kỳ quặc. 10 tuổi, Jacob theo học tại Đại học Indiana-Purdue.
Cậu quả quyết rằng một ngày nào đó, cậu sẽ bảo vệ thành công định luật
bác bỏ thuyết tương đối của Einstein. Hiện Jacob đang tham gia làm
nghiên cứu sinh chuyên ngành Vật lý lượng tử.
|
Thần đồng toán học Cameron Thompson đến từ xứ Wales. Khi mới 4 tuổi
cậu đã sửa sai giáo viên rằng cô đã quên không bao gồm số âm khi tuyên
bố 0 là con số nhỏ nhất. Nhập học chuyên ngành toán học tại Đại học Mở
lúc 11 tuổi, Cameron vượt qua hai kỳ thi toán học gắt gao nhất là GCSE
và GCE toán cao cấp nhẹ “như lông hồng”. Tuy nhiên, vì mắc phải hội
chứng tâm lý rối loạn tự kỷ - Asperger, Cameron gặp phải những khó khăn
trong việc học tập của mình. Đài BBC đã thực hiện riêng một phóng sự
truyền hình để chia sẻ những trải nghiệm sóng gió trong cuộc đời cậu bé
thần đồng Cameron. Tuy vậy, cậu vẫn được mọi người yêu mến và công nhận
là thiên tài toán học.
|
Taylor Ramon Wilson là người trẻ nhất trên thế giới chế tạo thành
công “Fusor” - một thiết bị dùng để tạo ra phản ứng tổng hợp hạt nhân.
Taylor biết thiết kế bom lúc 10 tuổi và chế tạo fusor ở tuổi 14. Tháng
5/2011, cậu giành được giải thưởng Khoa học Kỹ Thuật quốc tế của Intel
nhờ sáng chế ra máy phát hiện bức xạ. Tháng 2 năm nay, cậu được mời tham
gia phát biểu tại hội nghị TED 2013 về ý tưởng của mình trên lò phản
ứng phân hạch hạt nhân dưới lòng đất khép kín. Taylor đã thiết kế được
lò phản ứng hạt nhân nhỏ gọn mà theo cậu, có khả năng tạo ra 50 megawatt
điện với đặc điểm ưu việt là chỉ cần tiếp nhiên liệu 30 năm một lần.
|
Đến từ Ấn Độ, Akrit Pran Jaswai trở thành người nổi tiếng khi lần
đầu tiên thực hiện ca phẫu thuật lúc mới 7 tuổi. Ca phẫu thuật được thực
hiện để tách các ngón tay bị bỏng dính vào nhau của một nạn nhân nhí – 8
tuổi. Mặc dù hiện tại, Akrit chưa được phong làm bác sĩ chính thức,
nhưng cậu đã được các chuyên gia trong giới tôn trọng và mệnh danh là
thiên tài y học. Sau này, Akrit theo học chuyên ngành y lúc 12 tuổi và
chuẩn bị tốt nghiệp khoá học thạc sĩ trong lĩnh vực Hoá học ứng dụng ở
tuổi 17. Hiện Akrit đang tham gia nghiên cứu để tìm ra phương pháp chữa
căn bệnh ung thư.
|
Mikaela Irene Fudolig bước qua cánh cửa Đại học Philippines khi mới
11 tuổi. Cô luôn là học sinh đứng đầu trong khoá. Mikaela tốt nghiệp
Chuyên ngành Khoa học Vật lý ở tuổi 16. Hiện tại, cô đang theo học bằng
tiến sĩ đồng thời là vị giáo sư trẻ tại chính ngôi trường mình đang theo
học. Sở thích nghiên cứu của Mikaela là sử dụng mô hình toán học để
phân tích hành vi các hệ thống, nghiên cứu hệ thống sinh học, và
“econophysics” – nghiên cứu kinh tế dựa trên lý thuyết và phương pháp
của vật lý.
|
Phương Anh (tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét