Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

PHP Zend Route Config.ini - similar patterns

I'm using a configuration file to route my requests in my application. I have the following entries:

routes.deal.route = "deal/:id/*"

routes.deal.defaults.controller = "deal"

routes.deal.defaults.action = "index"

routes.deal.reqs.id = "\d+"

routes.deal.route = "deal/buy/:id/*"

routes.deal.defaults.controller = "deal"

routes.deal.defaults.action = "buy"

routes.deal.reqs.id = "\d+"

here's what the behavior I'm looking for: mysite.com/deal/75 --- this will display the details of Deal 75 (equivalent to mysite.com/deal/?id=75; controller=deal, action=index)

mysite.com/deal/buy/75 -- buy deal 75 or (controller=deal, action=buy) -- equivalent to mysite.com/deal/buy?id=75

I can only get one to work and not the other. Whichever is specified first in the config, that's what will work.

Can anyone point out what I'm doing wrong here? Any help is greatly appreciated.

-->
Try changing the name of the second route, i.e:

routes.dealbuy.route = "deal/buy/:id/*"
routes.dealbuy.defaults.controller = "deal"
routes.dealbuy.defaults.action = "buy"
routes.dealbuy.reqs.id = "\d+"

The routes need to have different names.

Thứ Tư, 15 tháng 8, 2012

10 công cụ SEO miễn phí hoàn hảo nhất

Một số địa chỉ máy chủ tìm kiếm để đăng ký websites
Submit Sitemap lên Yahoo! :

http://siteexplorer.search.yahoo.com/mysites

Submit Sitemap lên Windows Live:

http://webmaster.live.com/ping.aspx?site...itemap.xml

Submit Sitemap lên Ask.com:

http://submissions.ask.com/ping?sitemap=...itemap.xml

Submit Sitemap lên Bing:

http://www.bing.com/webmaster?rfp=6



10 công cụ SEO miễn phí hoàn hảo nhất


Những trợ thủ đắc lực cho “chủ web” trong việc phân tích và đánh giá website, và có thể giúp cải thiện thứ hạng website.Theo các kết quả khảo sát, trên 60% truy xuất website thông qua các dịch vụ tìm kiếm (search engine) và trên 90% người dùng web chỉ xem trang kết quả tìm kiếm đầu tiên.
Nếu website của bạn xuất hiện ở đầu danh sách kết quả thì sẽ có nhiều cơ hội được người dùng truy cập hơn. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc tối ưu website để các dịch vụ tìm kiếm dễ tìm thấy – được biết đến với thuật ngữ SEO (Search Engine Optimization). Nếu thực hiện đúng, SEO có thể giúp tăng cả số lượng người dùng và lượng truy cập website.
SEO là công việc cần nhiều công sức và thời gian. Mặc dù trên thị trường có những công cụ cao cấp và cao giá, nhưng cũng có những công cụ miễn phí có thể giúp bạn (những người chủ web – webmaster) tiết kiệm nhiều công sức.


1. Google Webmaster Tools google.com/webmasters


Google chuyên “cho không” những thứ đáng giá, Google Webmaster Tools là một trong số đó. Đây là dịch vụ trực tuyến (yêu cầu tài khoản) cung cấp những báo cáo chi tiết về “khả năng hiển thị” website của bạn trên Google, như tình trạng lập chỉ mục, những liên kết lỗi, các truy vấn dẫn đến site và nhiều tính năng giúp webmaster cải thiện khả năng tìm kiếm cho website như thiết lập robots.txt, sitemap (sơ đồ website)….
Thậm chí nó còn kiểm tra malware và tốc độ truy xuất website của bạn (nếu muốn kiểm tra và so sánh tốc độ của các website đối thủ, bạn có thể dùng một dịch vụ trực tuyến miễn phí khác: http://www.seomastering.com/site-speed-checker.php).


2. Google Analytics google.com/analytics



Thêm một công cụ khác của Google mà hầu như webmaster nào hiện nay cũng đều biết: Google Analytics (GA). GA là công cụ giám sát và phân tích website. GA yêu cầu hơi cao: nhúng một đoạn script vào các trang web của bạn – việc này chỉ có chủ web mới thực hiện được. Kết quả xứng đáng, GA cho những số liệu thống kê truy cập website, giúp bạn phân tích nhiều khía cạnh quan trọng về nội dung website và người dùng để có những chiến lược thích hợp.
Hai công cụ miễn phí của Google giúp bạn biết Goolge “nhìn” website của bạn như thế nào cũng như cách tiếp cận dịch vụ tìm kiếm số 1 này.


3. Yahoo! Site Explorer siteexplorer.search.yahoo.com


Việc tạo liên kết góp phần quan trọng cho việc cải thiện thứ hạng website. Hiện có một số công cụ phân tích liên kết như Link Diagnosis, BackLink Watch và Link Assistant. Nhưng có thể nói không công cụ nào làm tốt bằng Site Explorer của Yahoo!, nó không chỉ tìm ra các liên kết trỏ đến website của bạn mà còn sắp thứ tự theo mức độ quan trọng.
Ngoài phân tích liên kết, Site Explorer còn có tính năng giúp bạn làm SEO cho Yahoo! tương tự Webmaster Tools của Google (Bing cũng có công cụ tương tự).
Yahoo! Site Explorer mới có đối thủ cạnh tranh: công cụ Open Site Explorer (http://www.opensiteexplorer.org) vừa được SEOmoz tung ra hồi cuối tháng 1.


4. Microsoft IIS SEO Toolkit http://www.iis.net/expand/SEOToolkit


Đây là đồ nghề SEO hàng “khủng” của đại gia phần mềm Microsoft. Công cụ này hiện chỉ có thể cài đặt trên máy chủ web IIS 7, nhưng bạn có thể dùng nó phân tích từ xa website bất kỳ (không cần web server chạy trên IIS 7, có thể làm việc với cả web server Apache chạy trên Linux).
IIS SEO Toolkit gồm các thành phần Site Analysis, Robots Exclusion và Sitemaps and Site Indexes, cho phép bạn phân tích website chi tiết và đưa ra những đề nghị cùng công cụ chỉnh sửa robot và sitemap nhằm làm cho nội dung website “thân thiện” với các dịch vụ tìm kiếm.


5. AuditMyPC Sitemap Generatorhttp://www.auditmypc.com/xml-sitemap.asp


Để “leo” lên đầu danh sách kết quả tìm kiếm, website của bạn phải trở nên quen thuộc với các dịch vụ tìm kiếm như Google.
Một “chiêu” quan trọng để đạt được đìều này là tạo sitemap (có thể hiểu như bản đồ website) cho website của bạn và “khai báo” cho các dịch vụ tìm kiếm biết.
Hiện có nhiều công cụ tạo site map, trong số đó Sitemap Generator của AuditPC có lẽ là công cụ tốt nhất: nó là dịch vụ trực tuyến chạy trong trình duyệt (yêu cầu Java), không giới hạn số trang của website.


6. SEO Toolbar tools.seobook.com/seo-toolbar


Thư viện bổ sung cho trình duyệt Firefox cung cấp bộ đồ nghề SEO hoàn chỉnh trên một thanh công cụ, bao gồm các kiểm tra thứ hạng (Google PR, Alexa Rank), phân tích website và từ khoá, so sánh các website cạnh tranh và nhiều tính năng hữu ích khác.
Một công cụ khác tương tự dành cho người dùng trình duyệt Google Chrome: Site SEO Tools (chrome.google.com/extensions/detail/diahigjngdnkdgajdbpjdeomopbpkjjc).
Thư viện mở rộng cho Chrome này cho bạn thông tin tổng quát về SEO của website trong một cửa sổ.


7. Yahoo! YSlow developer.yahoo.com/yslow/


Đây là thư viện bổ sung cho trình duyệt Firefox dùng kết hợp với công cụ Firebug. YSlow phân tích trang web, thông tin về các thành phần trang web và đưa ra các khuyến nghị cải thiện tốc độ cũng như cung cấp các công cụ để phân tích tốc độ như Smush.it và JSLint.

8. Xenu Link Sleuth home.snafu.de/tilman/xenulink.html

Ứng dụng nhỏ gọn này chạy trên tất cả phiên bản Windows (môi trường desktop, không phải server), được thiết kế tốt và dễ dùng; nó có khả năng phát hiện nhanh chóng các liên kết hỏng (dẫn đến lỗi 404) trên website của bạn và cung cấp nhiều thông tin khác giúp bạn dễ làm SEO.

9. SocialMention socialmention.com

Dịch vụ trực tuyến này dò tìm trên các trang blog, tiểu blog, diễn đàn, hỏi-đáp, mạng xã hội, lịch sự kiện và tin tức để “đo-đếm” thông tin đề cập đến thương hiệu của bạn hay từ khoá mà bạn nhập vào.


10. Website Grader websitegrader.com

Dịch vụ trực tuyến này đo lường hiệu quả tiếp thị của website.

Nó đưa ra điểm số dựa trên những thông tin như lưu lượng truy cập website, SEO, mức độ phổ biến của website trên các mạng xã hội và các thông số kỹ thuật khác. Nó còn đưa ra lời khuyên cơ bản để cải thiện việc quảng bá website.
Xin trích lời một chuyên gia: “…SEO không thể đem lại kết quả ngay lập tức. Có thể mất hàng tháng, thậm chí là hàng năm để đưa được một trang web lên thứ hạng cao trên các dịch vụ tìm kiếm.
Người làm SEO phải thực sự đam mê, kiên nhẫn và chịu khó học hỏi, khám phá những kỹ thuật và kiến thức mới để thành công.”



Tuần này, chúng ta sẽ xem xét những công cụ cần thiết cho bạn, Một SEO hay người quản lý quá trình SEO của một nhóm. Tôi sẽ phân tích cách để sử dụng tốt các công cụ này cho một chiến dịch tối ưu hóa tìm kiếm (SEO).

Nghiên cứu từ khóa
Một điều chắc chắn – chẳng có một công cụ nào hoàn hảo cho nghiên cứu từ khóa. Sau khi làm việc cho Lycos và AOL Time Warner, tôi có thể cho bạn biết rằng thậm chí một “người trong nghề” cũng không thể có được số lượng chính xác về những tìm kiếm được thực hiện lặp lại với một từ khóa cho trước. Điều tốt nhất bạn có thể làm chỉ là ước lượng.

WordTracker: công cụ này là chuẩn mặc định cho hầu hết các công ty tìm kiếm tối ưu. WordTracker làm việc bằng cách biên dịch một cơ sở dữ liệu khoảng hơn 300 triệu thuật ngữ mà được update theo website của nó chu kỳ hàng tuần. Tất cả các thuật ngữ được tập hợp từ những siêu mắt xích khổng lồ – Dogpile và MetaCrawler.

Keyword Discovery: Tôi đã thấy Keyword Discovery rất hữu ích, đặc biệt là khi làm nghiên cứu từ khóa cho các doanh nghiệp phải xem xét theo mùa. Ví dụ, một doanh nghiệp chuyên bán hoa có thể muốn xem xét thời kỳ trước ngày Valentine để có được một cái nhìn chính xác hơn về các tìm kiếm thực hiện trong suốt khoảng thời gian này.

Trên website của mình, Keyword Discovery cho biết nó tập hợp dữ liệu các thuật ngữ tìm kiếm từ hơn 200 bộ máy tìm kiếm trên toàn thế giới. Nó tuyên bố cơ sở dữ liệu từ khóa lớn nhất chứa tới hơn 36 tỉ truy vấn. Keyword Discovery cũng đưa ra nhiều cơ sở dữ liệu từ khóa đặc tả theo ngôn ngữ bắt nguồn từ các bộ máy tìm kiếm theo vùng miền và những người dùng từ các vùng miền đó bao gồm: Hà Lan, Pháp, Đức, Ý, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển, và Vương quốc Anh, với dự định cung cấp nhiều hơn nữa.


Phân tích cấu trúc trang

W3C Validator: Trong khi có một trang web “hợp lệ” không đảm bảo xếp hạng, thì có mã nguồn trong sáng và đồng nhất là một chỉ thị tốt của việc có một trang web chất lượng, công cụ tìm kiếm thân thiện.

Section 508 Validation: Một lần nữa, có một trang web tuân thủ mục 508 mà không đảm bảo thứ hạng công cụ tìm kiếm tốt hơn. Tuy nhiên, như với việc tuân thủ W3C, hoàn thành tiêu chuẩn theo mục 508 là một chỉ báo khá tốt của một trang web theo đuổi tối ưu hóa công cụ tìm kiếm tốt nhất.

Phân tích cạnh tranh: Có nhiều công cụ tuyệt vời ở đây, do vậy tôi sẽ chỉ đề cập tới một cặp. We Build Pages’ Cool SEO Tool là một nơi tuyệt vời để có được một ảnh chụp nhanh trang web của bạn so với những thứ hạng trên các từ khóa nhất định.

Ngoài ra còn có Yahoo! Site Explorer cung cấp thông tin lớn về số lượng các trang được đánh chỉ mục trong Yahoo! cũng như số lượng backlink dẫn đến một trang web cụ thể. Con số của Google và MSN khi tìm kiếm “site: http://www.sitename.com” có thể nghi ngờ, nhưng thông tin của Yahoo! thường là khá vững chắc.

Phân tích liên kết: Một lần nữa, có nhiều công cụ có sẵn. We Build Pages đã tạo ra một công cụ tuyệt vời khác với Neat-O Backlink Checker của mình. Công cụ này cho phép bạn xem các backlink của bất kỳ trang web cũng như các neo liên kết văn bản cho các liên kết này. Thậm chí tốt hơn, bản báo cáo tóm tắt sẽ hiển thị số lần một cụm từ neo cụ thể trong văn bản được sử dụng, cũng như tổng số backlink độc nhất. Xem Yahoo Site Explorer! cũng cho thông tin về các backlink cho một trang web cụ thể.


Các báo cáo xếp hạng

WebPostion: Trong khi không tính tới việc phần mềm này cung cấp cho bạn tất cả mọi thứ mà bạn cần phải biết để tối ưu hóa việc trình bày trang Web của bạn, nó còn là một sản phẩm tin tưởng đối với các báo cáo xếp hạng thường xuyên và thông tin cạnh tranh.

AdvancedWebRanking: Một số khách hàng, tôi đã tìm thấy, thích các báo cáo từ AdvancedWebRanking hơn. Hệ thống này là lựa chọn duy nhất cho những người quan tâm tới việc chắc chắn nó hoạt động trên đa nền. Vì vậy, nếu bạn đang sử dụng một máy PC, Mac hoặc Linux, đây sẽ là công cụ cho bạn.


Lưu lượng Web

Mỗi mọi người sẽ có sở thích riêng của họ và sẽ cần tìm đúng công cụ với mức giá thích hợp để đáp ứng nhu cầu của mình. Các phân tích sản phẩm sau đây sẽ cho bạn một loạt các lựa chọn.

WebTrends: Dựa vào kết thúc cao hơn các chi phí hàng tháng, sản phẩm này có một danh tiếng vững vàng cho việc báo cáo chất lượng và sự ổn định.

Google Analytics: Cái giá chắc chắn đó là miễn phí. Bạn có thể thiết lập theo dõi chuyển đổi và nhận được hầu hết các thông tin người một người có thể cần, để hiểu lưu lượng Web. Tuy nhiên, thông tin không phải là thời gian thực, vì thế nếu đó là quan trọng, hãy kèm theo cái gì khác.

Omniture Site Catalyst: một ứng dụng phân tích thời gian thực, cấp độ kinh doanh. Nó có nhiều tính năng để theo dõi và tối ưu hóa các chương trình tiếp thị xã hội và cách sử dụng hay loại bỏ giàu tính truyền thông.


Các công khác

SEO Tool for Firefox: đây là một plug-in cực tốt đối với trình duyệt của bạn cho bạn thông tin nhanh, dễ hiểu về việc tại sao một trang web có thể xếp hạng với một cụm từ tìm kiếm cụ thể.

SEO Quake: về cơ bản, kiểu thông tin giống như bạn lấy từ SEO Tool cho FireFox, nhưng có chút toàn diện hơn. Có thể có nhiều thông tin hơn bạn đang cần tìm, nhưng nếu SEO là “đồ” của bạn, bạn sẽ muốn kiểm tra điều này.

SEO Digger: một công cụ nhanh chóng và dễ sử dụng. Giúp bạn thấy các cụm từ tìm kiếm trang web có thể đang xếp hạng trên Google là gì.

Như mọi khi, tôi mong muốn phản hồi. Vì vậy, nếu bạn có bất cứ công cụ mà bạn nghĩ là xứng đáng đề cập đến một trong một bài báo trong sắp tới, bạn hãy gửi chúng lại.


(Nguồn: seoman.vn)

10 cách giúp website của bạn thường trực trong danh sách kết quả tìm kiếm của Search Engine

Dưới đây là 10 cách có thể giúp website của bạn không chỉ thường xuyên có tên trong danh mục kết quả tìm kiếm mà thậm chí còn được liệt kê ở vị trí trong tốp danh sách dẫn đầu. Không cách nào được đánh giá cao hơn so với những phương pháp khác mà tốt nhất chúng ta cùng kết hợp để có thể thu được kết quả cao hơn.


1. Hãy là người đi tiên phong đăng ký URL của website tại các nhà cung cấp dịch vụ tìm kiếm
Cách thức kinh doanh của các hãng cung cấp công cụ tìm kiếm tương tự như hình thức quảng cáo có sử dụng xuất bản định kỳ: Tập hợp các nội dung chắt lọc để thu hút người xem, rồi sau đó bán nó cho các nhà đi quảng cáo. Rõ ràng là các công cụ tìm kiếm nên để các nhà thiết kế nội dung đệ trình URL, bởi làm vậy sẽ tăng cường thêm giá trị của việc thu thập các trang chủ của công cụ tìm kiếm, việc này giúp cho trang công cụ tìm kiếm có thêm được một thành viên mới trong hộ khẩu của mình và rồi họ sẽ dễ dàng bán được quảng cáo.
Đối với các công ty qui mô nhỏ, việc đi tiên phong gửi đăng ký URL của một vài website là một quá trình khá dễ dàng, chỉ đơn giản là nhắp chuột vào nút “gửi đường link URL”. Những đường link như trên có thể dễ dàng tìm thấy ở một dạng hình thái hay site khác của các công cụ tìm kiếm thông dụng.
Lưu ý, hãy cảnh giác với những website tuyên bố ba hoa rằng họ có thể gửi URL của bạn tới hàng trăm nhà cung cấp công cụ tìm kiếm. Trên thực tế, hiện có chưa đầy 10 nhà cung cấp công cụ tìm kiếm có tiếng mà bạn có thể tin tưởng như yahoo.com, google.com, ở Việt Nam có vinaseek.com hoặc panvietnam.com.


2. Thứ hạng tỉ lệ thuận với mức chi phí
Trên thực tế, có những lý do có cơ sở để bạn có thể bỏ tiền đầu tư vào khoản quảng cáo website của mình trên các site cung cấp dịch vụ tìm kiếm. Dennis Buchheim – giám đốc phụ trách nguồn thu tài chính của trụ sở chính hãng Inktomi tại Sunnyvale, California giải thích rằng những khoản phải đóng góp sẽ giúp cho khách hàng được ưu tiên hơn về thứ hạng trong việc hiển thị danh sách kết quả tìm kiếm, không những thế, họ còn cam đoan chắc chắn rằng doanh nghiệp của bạn sẽ nằm trong danh sách kết quả tìm kiếm theo thuật toán. Và tất nhiên, khoản chi phí bạn đóng góp càng cao thì độ ưu tiên cho website của bạn càng cao. Thường thì các nhà cung cấp dịch vụ tìm kiếm đưa ra các mức giá khác nhau cho từng thứ hạng ưu tiên khác nhau.
Ví dụ, dịch vụ trên cho phép một khách truy cập có thể nhận được các báo cáo bao gồm thông tin về các từ khoá được những người tìm kiếm đưa ra. Nếu như website của bạn được ưu tiên hiển thị ra một trong số những trang liệt kê kết quả tìm kiếm đầu tiên thì xác suất người tìm kiếm thông tin click chuột vào địa chỉ đường links của website là rất cao. Thông tin này rất đáng giá bởi nó cho phép các chủ nhân của các website điều chỉnh mức chi phí đóng góp để nâng hoặc giảm vị trí của website trong bảng thứ tự xếp hạng của nhà cung cấp dịch vụ tìm kiếm.


3. Biến đổi nội dung để lọt vào phần mềm lọc thông tin và liệt kê
Các chương trình phần mềm liệt kê kết quả tìm kiếm, có tên hiệu “con nhện” (spiderbot), phản hồi cách chúng lướt qua các trang web ra sao, ghi lại một số thông tin, diện mạo của từng trang, trong đó có cả text. Trong bản ghi, danh sách các thông tin được tạo ra và liệt kê lại, “con nhện” nhận dạng tần số của các từ đặc thù trong một trang và đây sẽ là một phần của thuật toán phức tạp tính giá trị của trang, và sau cùng là xếp hạng.
“Con nhện” có thể sẽ làm việc theo cách như sau: Nếu như một trang có từ “Internet” được lặp lại 4 lần và ở trang khác cũng có 12 từ “Internet”, thêm nữa cả hai trang đều có từ “Internet” trong thẻ meta và phần tiêu đề trang thì trang thứ hai sẽ được xếp lên vị trí cao hơn. Thuật toán “con nhện” cũng tính toán và xếp hạng những từ được ghép với từ khác, ví dụ như từ “ôtô”, “phụ tùng ôtô”, “ôtô con”…của trang web một công ty bán ôtô.
Vì vậy, để trang web của bạn có độ ưu tiên cao trong bảng xếp hạng bạn hãy chèn thêm các từ khoá thông dụng và phổ biến. Ví dụ, tên công ty của bạn là Hồng Hà, hoạt động trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ, khi làm trang web, phần trang chủ cũng như các trang trong bạn nên chèn thẻ meta có dạng text như: "handicraft, fineart, hongha handicraft, hongha-fineart"…. Như thế, phần mềm đọc và xếp hạng của các trang công cụ tìm kiếm sẽ tìm đến trang web của bạn dễ hơn.
Trên thực tế, có rất nhiều webmaster đã chèn thêm vô tội vạ những từ không liên quan tới lĩnh vực cũng như nội dung thông tin trang cung cấp để giành lấy cơ hội có được thứ hạng cao trong bảng xếp hạng liệt kê kết quả tìm kiếm của các search engine. Một số tác giả của những trang web khác còn quỉ quyệt hơn, họ chèn hàng trăm, hàng nghìn từ khoá để font chữ trắng trên nền trang web màu trắng ở cuối trang, hoặc chữ cùng màu với màu nền để đọc giả không thể nhận biết được. Người truy cập sẽ không nhìn thấy gì, “con nhện” thì bị “mù màu”, và biện pháp này đã qua mắt được các phần mềm tìm kiếm theo từ khoá của các search engine.
Bên cạnh phương pháp lọc tìm theo từ ngữ dạng text, “con nhện” còn xếp hạng trang web theo dạng mã HTML, các file ảnh và audio. Vì vậy, khi đặt tên cho ảnh bạn cũng nên chọn những tên thông dụng và phổ biến. Ví dụ, bạn xây dựng trang web bán ôtô, những ảnh được dùng cho trang bạn nên đặt là car1.jpg, car.jpg, không nên đặt là anh.jpg, anh1.jpg.


4. Hãy nhớ rằng: "Tiêu đề trang (Page Title) là yếu tố sống còn"
Tiêu đề trang thường bị mọi người nhầm lẫn với tên của trang web. Để tránh tình trạng này, bạn nên biết rằng tên của trang tương đương với tên của file, ví dụ: "i.e., abcdefg.htm" - ngược lại tiêu đề trang là một hoặc nhiều từ được hiển thị trên thanh tiêu đề của trình duyệt web. Tiêu đề trang phải được đặt thật cẩn thận. AltaVista gợi ý đó là phần mà những người sử dụng công cụ tìm kiếm nhìn thấy trước tiên khi họ nhìn lướt qua danh sách liệt kê kết quả tìm kiếm, và Buchheim của Inktomi lưu ý rằng yếu tố này vẫn chưa đủ để trang web của bạn được xếp hạng cao tại search engine. “Tiêu đề phải được đặt hấp dẫn để có thể thu hút người đọc nhấp chuột. Bên cạnh những từ ngữ lôi cuốn của tiêu đề thì những từ ngữ miêu tả đi kèm cũng phải hấp dẫn”.
Cũng cần phải cân nhắc rằng có nhiều trang cỡ lớn và trung bình hợp thành chưa đầy ảnh, flash, khung và các tính năng khác mà “con nhện” không dễ gì nhận dạng được. AltaVista cho rằng tiêu đề trang thậm chí có tầm quan trọng hơn một trang cá biệt (ví dụ trang có khung) có ít nội dung dạng text.


5. Chú tâm tới thẻ meta của bạn
Có một vài loại thẻ meta, tuy nhiên đứng trên quan điểm của người quản lý thì chỉ có 2 loại chính: thẻ meta miêu tả và thẻ meta từ khoá.
Thẻ meta miêu tả là những cụm từ, câu văn được soạn cẩn thận, có thể được xuất hiện dưới phần tiêu đề trang khi hiển thị trong danh sách kết quả tìm kiếm. Bởi sức hấp dẫn của những từ ngữ có thể định đoạt việc khách hàng tìm kiếm thông tin có nhắp chuột vào đường link website của bạn hay không. Việc nghĩ ra những từ ngữ dạng text hấp dẫn vô cùng quan trọng. Một số webmasters làm những trang web cho những công ty có sản phẩm tiêu dùng cạnh tranh cao thuê các nhà tư vấn viết thẻ meta miêu tả với hy vọng đọc giả sẽ bị lôi kéo viếng thăm website của công ty.
Thẻ meta từ khoá chứa những từ khoá và cụm từ mà các webmasters đặt vào mã nền tại vị trí đầu trang web. Vào cuối thập niên 1990, “con nhện” thường sử dụng loại thẻ này - chúng được đặt tại phần đầu trang HTML ở phần đầu mỗi trang web.
Tuy nhiên, có khá nhiều tác giả các trang web trình bày sai nội dung website của họ bằng việc chèn thêm những từ khoá giả mạo nên việc sử dụng các thẻ từ khoá meta bây giờ không còn vai trò quan trọng trong việc xác định giá trị và sắp xếp thứ hạng. Ông Buchheim của Inktomi cho biết giờ dịch vụ tìm kiếm thông tin của công ty ít chú trọng tới thẻ meta từ khoá, mà đề cao các yếu tổ bổ xung khác như tiêu đề và số đường link. Tương tự, www.webrankinfo.com khuyên Google không nên tiếp tục duy trì phương thức tìm kiếm dựa vào thẻ meta từ khoá. Cùng với Google, một số search engine khác như AOL Search cũng không sử dụng phần mềm sử dụng thuật toán tìm kiếm dựa vào thẻ meta từ khoá.


6. Thiết lập các đường link 2 chiều
“Chất lượng và số lượng website liên kết tới website của bạn có ảnh hưởng tới thứ hạng tại các search engines”, theo lời ông Detlev Johnson – một chuyên gia nổi tiếng đánh giá các search engine. Ông Johnson lưu ý rằng, quá trình thu thập các đường link không đơn giản như việc thuyết phục một số lượng lớn các website liên kết tới website của bạn. Những website này phải có chất lượng cao bởi thế trang được tìm đến được search engines coi là “quan trọng”.
Việc thuyết phục các website chất lượng cao liên kết tới site của bạn cũng có nghĩa mọi người sẽ có thể tìm thấy website của bạn mà không cần phải nhờ đến search engine. Đây là một lợi thế bởi mục tiêu chủ đạo của bạn là muốn mọi người biết đến website của mình - được xếp ở thứ hạng cao trong search engine không phải là cách duy nhất để site của bạn được mọi người biết đến.
Quá trình thuyết phục các website khác đặt đường link liên kết tới một domain mới sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nếu bạn có lý do chính đáng và thuyết phục để có được các đường link tới URL của bạn thì cơ hội thành công sẽ cao hơn. Đơn giản hơn là việc “có đi có lại”, bạn cũng sẽ đặt đường liên kết tới các website khác mà bạn muốn nhờ đặt đường link tới site của bạn.
Việc có được các đường link “khứ hồi” cũng sẽ giúp cho bạn có được mối quan hệ khách hàng mật thiết: Các công ty có thể đưa yêu cầu rằng các khách hàng có website sẽ đặt đường liên kết tới website của họ. Hơn nữa, nếu bạn có mối quan hệ với hiệp hội công nghiệp hay phòng thương mại thì bạn có thể đề nghị các tổ chức này đặt đường link trên website của họ liên kết tới domain của công ty bạn. Các đường link từ các site của khách hàng và các tổ chức, bạn ngành sẽ được ưu đãi trong việc tính thứ hạng của website.
Để biết xem trang web của bạn đã được liên kết tới các website khác hay chưa, hãy gõ dòng chữ “link:www.tênmiềncôngtybạn.com” vào trang cung cấp dịch vụ tìm kiếm. Ở trang hiển thị kết quả, nhà cung cấp công cụ tìm kiếm sẽ liệt kê tất cả các website có đặt đường link tới URL của bạn. Nhiều trang trong số đó có thể là những đường link nội bộ (từ website của bạn), tuy nhiên bạn cũng sẽ phải ngạc nhiên vì có nhiều website khác cũng có đường liên kết tới website của bạn. Quá trình kiểm tra này về cơ bản bạn nên thường xuyên tiến hành. Nếu như các website được liệt kê có chất lượng cao, bạn nên liên hệ với họ để “trả ơn”, và tiếp đến là thiết lập mối quan hệ “hai chiều”, trao đổi, thiết lập đường link trên 2 website để tăng thứ hạng của bạn trong lần lướt tiếp theo của “con nhện”.


7. Tập trung vào sự trao đổi lẫn nhau
Những đường link 2 chiều thường được các search engines đánh giá cao hơn những đường link một chiều, không tương hỗ lẫn nhau. Một điều mà các nhà quản lý cần cân nhắc là khoảng thời gian yêu cầu để liên hệ với các cơ quan tổ chức khác nhau, đặt vấn đề thiết lập mối quan hệ trao đổi lẫn nhau.
Ví dụ, có thể mất một vài ngày hoặc một vài tuần mới thiết lập được một mối quan hệ tương tác, và tất nhiên bạn phải gọi nhiều cuộc điện thoại cũng như gửi nhiều bức thư điện tử để liên hệ và trao đổi công việc. Bởi vì có thể hiệu rộng rằng việc thiết lập các đường link qua lại là việc tiêu tốn thời gian và bao hàm một số mức độ của mối quan hệ giữa đôi bên, các search engines định giá trị cao các đường link như vậy hơn là các đường liên kết một chiều thuần tuý.
Nếu như bạn không biết rõ về các công ty kinh doanh trực tuyến mà bạn có thể đối thoại, có lẽ bạn nên xem xét bàn luận về vấn đề thanh toán cho dịch vụ trao đổi đường link và các trang cung cấp dịch vụ danh bạ đường link. Có một số người coi việc trao đổi đường link là hữu ích nhưng cũng có những đối tượng có suy nghĩ theo chiều ngược lại.
Michael Wong của website www.mikes-marketing-tools.com cảnh báo rằng: “Đừng bao giờ sử dụng những đường link từ những website trao đổi đường link và các trang cung cấp dịch vụ danh bạ đường link”. Theo kinh nghiệm của Wong: “các trang cung cấp dịch vụ danh bạ đường link ở một hoặc nhiều website thường có thiên hướng cập nhật thêm số lượng đường link tới các trang và website khác. Trong khi đó, các search engines hàng đầu coi các đường link như vậy là spam, bởi vậy không nên quá chú trọng vào những đường link kiểu như vậy”.
Glick - một quan chức của trang tìm kiếm AltaVista xác nhận rằng những đường link từ những trang cung cấp dịch vụ danh bạ đường link thường bị coi là spam, và nếu như website sử dụng những đường link như vậy một cách thái quá thì có thể tất cả sẽ bị đánh tụt hậu trong danh sách xếp hạng của AltaVista.


8. Đánh giá quãng thời gian tồn tại
Nếu bạn muốn một trang web thông thường được xếp hạng cao trong danh sách kết quả tìm kiếm, điều đó có thể được nếu như trang đó được post lên website và tồn tại một quãng thời gian đủ lâu để các search engines có tiếng tăm lọc được và chọn lên hàng đầu. Khối lượng và tính phức tạp của nội dung website đang tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ mà các “con nhện” của các search engine có thể phân loại và liệt kê. Vì vậy, một tiêu chí để các search engine đánh giá website là quãng thời gian mà trang tồn tại trong thế giới internet. Những trang tồn tại được 1 năm hoặc hai năm trở nên luôn được tốp 10 search engine hàng đầu thế giới “tìm thấy”, và vì thế những trang web mới được upload cách đây một vài tuần cũng sẽ được hưởng lợi theo.


9. Cập nhật thường xuyên
Đối với những kết quả liệt kê bao gồm đoạn thuyết minh mang tính nhân văn về nội dung của website, thường xuyên cập nhật thông tin được mọi người đánh giá cao hơn những website tĩnh, không có sự thay đổi về nội dung. Tuy nhiên, kết quả tìm kiếm sẽ bị vuột mất nếu thuật toán tìm kiếm không tính đến thông tin và ngày cập nhất cuối cùng trong bảng ghi điểm xếp hạng. Bởi vậy, khi cập nhật website của bạn thường xuyên mà quên lưu tâm tới 9 điều khác liệt kê trong bài này thì bạn sẽ lãng phí thời gian, website của bạn sẽ không được tính đến bởi bất kỳ thuật toán tìm kiếm xếp hạng nào. Mặt khác, khi update một trang nên tạo các đường link và chèn thêm các từ khoá để trang của bạn sẽ được cộng dồn giá trị trong việc xếp hạng website.


10. Tạo các url "thân thiện" với các search engines
Thông thường các url của các trang web động (dynamic content - trang web có nội dung động được lưu trong CSDL và được quản lý bằng một hệ thống quản trị nội dung) sẽ chứa các ký tự đặc biệt như "?" hoặc "&" trong quá trình website hoạt động. Nhưng tiếc là các trang web động này thường bị các công cụ tìm kiếm bỏ qua hoặc xếp vào hạng đợi để đánh chỉ mục (index) rất chậm vì nhiều lý do kỹ thuật. Vậy, cần tạo ra các url trong website mà không chứa các ký tự "?" và "&" để các search engine có thể dò tìm và đánh chỉ mục một cách nhanh chóng.
 
Nguon :d-brand.net

SEO để tăng thứ hạng Website của bạn trong Google và Alexa...

Hôm nay mình xin hướng dẫn các bạn một trong những thủ thuật SEO vô cùng đơn giản và hiệu quả để tăng lượng truy cập cũng như thứ hạng Website của bạn trong Google đồng thời tăng cả Ranking trong Alexa hoàn toàn miễn phí.

Bước 1 – Đăng ký:

- Bạn hãy truy cập vào Website: AutoHits.vn - Free Traffic Your Websites và đăng ký miễn phí 1 tài khoản. (Thật đơn giản bạn chỉ cần nhập tên và địa chỉ Email rồi nhấn nút Press To Join)



- Hệ thống AutoHits.vn sẽ gửi cho bạn đường Link để chứng thực địa chỉ Email và tài khoản mà bạn vừa khai báo cùng với mật khẩu đăng nhập lần đầu. Bạn hãy Click vào đường link này để chứng thực tài khoản của bạn.



- Tiếp đó bạn click vào Click to login now! để đăng nhập vào tài khoản bằng địa chỉ Email bạn đã đăng ký và mật khẩu đăng nhập lần đầu.



Bước 2 - Tăng lượng truy cập cho Website của bạn:

- Ngay Sau khi bạn đăng nhập AutoHits.vn tặng 100Hits vào tài khoản của bạn (1Hits = 1 lượt mà người khác truy cập tới Website của bạn). Chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc 100Hits thì nhằm nhò gì. Nhưng bạn đừng lo mỗi ngày bạn có thể kiếm được thêm từ 5.000 – 10.000Hits cho Website của mình với vài động tác đơn giản sau đây:

- Để tài khoản của bạn được kích hoạt bạn cần Surf ít nhất là 10 Website (Có nghĩa là bạn phải xem lần lượt ít nhất 10 Website của người khác). May cho bạn là cái thời Surf thủ công bằng tay đã qua lâu rồi, Bạn chỉ cần click vào Surf Now và làm các công việc thường ngày của mình mà không cần phải bận tâm đến 10 lượt Surf đó nữa.



- Cứ 20 giây một lần AutoHits.vn sẽ tự động Surf lần lượt các Website của tất cả các thành viên để kiếm Hits cho bạn. Các thành viên khác cũng làm tương tự để kiếm Hits và Surf lần lượt các Website trong đó có Website của bạn.
- Với tài khoản miễn phí bạn có thể Add tối đa 05 Website.

Kinh nghiệm:


- Là 1 Webmaster lên mình quản trị không ít Server, mà Server thì chạy liên tục lên mình cho Surf 24/24. Chính vì vậy là lượng Hits kiếm được cũng khá nhiều và ổn định.
- Nếu văn phòng của bạn có nhiều máy tính thì bạn cũng chỉ lên Surf 1 máy thôi vì Surf nhiều máy cũng vô ích vì cùng 1 địa chỉ IP mà.
- Nếu bạn không có Website thì vẫn có thể kiếm Hits để bán hoặc chuyển nhượng cho những người có nhu cầu.





PHẦN 2 :
Bạn phải tăng Traffic Rank (Mức độ truy cập) hay Page Rank (Mức độ tìm hiểu thông tin của trang web).

Để làm được điều này bạn có 2 cách:

+ Cách 1: Xây dựng 1 web site thật uy tín trong một thời gian dài, thuê hosting và domain mất khoảng 1,5$/tháng. Chi một khoản tiền kha khá để quảng cáo cho mọi người biết về web của mình….

+ Cách 2: Sử dụng các dịch vụ autohits (Tự động truy cập vào web).

Đây chính là cách nhanh và đơn giản nhất để trang web của bạn có chỗ đứng cao trong số hàng tỷ trang web hiện nay.
Cách thực hiên rất đơn giản, bạn chỉ cần nhấn và link :http://autohits.dk/?ref=1099611812 để đăng kí một tài khoản miễn phí
=> Điền các thông tin cần thiết, đặc biệt là địa chỉ (URL) website, blog hay forum của bạn.
Sau khi đã tạo xong tài khoản, bạn vào địa chỉ E mail của mình để kích hoạt tài khoản (active) => OK
.Bây giờ, bạn bắt đầu tăng chỉ số cho web của mình bằng cách:
- Đăng nhập vào nick của mình tại web autohits.
- Nhấn vào phần “View and earn” phía trên => Hiện ra 1 cửa sổ lần lượt chạy các website đã tham gia autohits =>
D- Bạn mở trang web hay blog của bạn ra để bắt đầu tăng “hit” (Số người truy cập)
- Mỗi lần bạn vào mạng hãy bật 2 trang :
web của bạn và autohits (phần “view and earn”) để tận hưởng sự tăng chóng mặt số lượng người truy cập.
Trung bình khoảng 9-10 giây thì web của bạn có thêm 1 người truy cập =>
Chỉ trong vòng khoảng 1 tháng chăm chỉ thì web của bạn chắc chắn có chỗ đứng trên mngj Internet thôi.


Bạn có thể đăng kí nhiều trang để tăng hit lên nhanh hơn nữa.(Cách đăng kí tương tự):
Bạn cứ để nó chạy vì nó chạy đồng nghĩa với Web và blog của bạn đang tăng số người truy cập :


www.autosurfs.net
http://www.autosurfpro.com
http://www.e-autohits.info/indexen.php
http://www.autosurf.cc
http://www.autosurftraffic.com
http://www.autosurfhit.com
http://wjob.eu
http://seafasttraffic.com
http://www.smileytraffic.com
http://userpark.de – german traffic
http://auto-surf.de – german traffic
http://www.ecashtraffic.com
http://www.clickevolution.com
http://www.francevisiteur.com – french traffic
http://www.ebesucher.de – german traffic
http://www.autohits247.com
http://www.erohits.us
http://www.216hits.com
http://www.breedtraffic.com
http://soarsurf.com
http://bounsurf.com
http://keensurf.com
http://autohits.dk
http://shalomautohits.com
http://www.247autohits.com
http://www.simplyautohits.com
http://www.126hits.com
http://fr.abcvisiteurs.com
http://www.xtremehit.com
http://www.autovisitas.com
http://photographic-traffic.com
http://www.365autohits.com
http://www.nice-autosurf.com
http://honeyhitz.com
http://www.hispanichits.com
http://www.clicksnmore.com
http://dreamhits.org
http://www.nomoreclicking.com
http://www.123-traffic.net
http://www.360clicks.de
http://www.website-traffic.cc
http://go.jetswap.net
--------


Nguồn: Sưu tầm & http://www.dream4vn.tk
Xem bài viết đầy đủ:http://www.dream4vn.tk/2011/08/thu-thuat-tang-luong-pageviews-va.html





Xem thứ hạng Website của bạn

Google PageRank và Alexa Rank - Google PageRank là gì:
  • Google PageRank hiện là chỉ số đáng tin cậy nhất chỉ giá trị của một trang web, không chỉ bởi những thuật toán xuất sắc dựa trên hơn 100 chỉ số mà còn vì Google đánh giá và xếp hạng các trang web bằng cả hai phương pháp tự động và thủ công.
  • Một vài chỉ số quan trọng quyết định Google PageRank của một trang web: độ hữu dụng của thông tin trên trang web, độ phổ biến của trang web, chất lượng kỹ thuật,…
  • Google PageRank được chia làm 10 bậc và được biểu hiện bằng vạch màu xanh trên nền trắng. Giá trị của mỗi trang web theo Google PageRank tăng dần từ 1 đến 10.
  • Thuật ngữ PageRank™ là một thương hiệu được bảo hộ của Google, do Larry Page và Sergey Brin phát triển tại trường đại học Stanford của Mỹ trong một dự án nghiên cứu về công cụ tìm kiếm năm 1995.
- Google PageRank mang lại những lợi ích gì?
  • Google PageRank hiện nay được coi là chỉ số đáng tin cậy nhất đánh giá giá trị mỗi trang web. Một trang web có chỉ số Google PageRank cao sẽ đem lại ấn tượng đáng tin cậy cho khách truy cập, điều này đặc biệt có ý nghĩa với các website kinh doanh thương mại điện tử.
  • Google PageRank ảnh hưởng trực tiếp tới vị trí hiển thị của mỗi trang web khi cạnh tranh thứ hạng hiển thị trong danh sách kết quả tìm kiếm của Google. Nếu bạn muốn website của mình tăng thứ hạng trong danh sách kết quả tìm kiếm của Google, hãy nâng cao Google PageRank cho các trang web trong website của bạn.
  • Google PageRank là một công cụ hỗ trợ các webmaster quản trị website. Đồng thời, một trang web có Google PageRank cao phần nào chứng minh năng lực quản trị tốt của webmaster website đó.
- Làm thế nào để xem Google PageRank của một trang web?
  • Bạn có thể sử dụng Google Toolbar – thanh công cụ hỗ trợ người dùng duyệt web: http://toolbar.google.com
  • Về cơ bản, theo các chuyên gia của Google: “Không được sử dụng các phương pháp giả tạo, hãy tạo ra các trang web cho mọi người chứ không phải cho các công cụ tìm kiếm”
  • Cấu trúc website, cấp bậc cần rõ ràng, nội dung thông tin cần phong phú, hữu ích. Website không được chứa các liên kết lỗi, các lỗi HTML, lỗi câu lệnh.
  • Đăng ký website vào Open Directory Project và Yahoo Directory!, cũng như các website chất lượng khác.
- Alexa Rank là gì?
  • Alexa Rank là thước đo mức độ phổ biến của các website. Chỉ số thứ hạng của mỗi website được Alexa kết hợp đánh giá từ 2 yếu tố là số trang web người dùng xem (xem thêm về Alexa Page Views : http://www.alexa.com/site/help/traffic_learn_more#page_views và số người truy cập website (http://www.alexa.com/site/help/traffic_learn_more#reach).
  • Các số liệu thống kê của Alexa dựa trên những dữ liệu thu thập từ người dùng cài đặt Alexa Toolbar. Cứ 3 tháng 1 lần, Alexa tiến hành tổng kết số liệu và xếp hạng các website. xem thêm về thứ hạng Alexa : http://www.alexa.com/site/help/traffic_learn_more
  • Alexa Toolbar là một tiện ích giúp người dùng lướt web, hiện có khoảng hơn 10 triệu người dùng Internet trên thế giới sử dụng công cụ này.
- Tăng thứ hạng Alexa mang lại những lợi ích gì?
  • Chỉ số thứ hạng Alexa của một website cao được hiểu là website đó có đông người truy cập, phần nào đem lại cho website ấn tượng sống động và uy tín.
  • Trong thị trường quảng cáo trực tuyến, Alexa Rank có thể được sử dụng để đánh giá giá trị quảng cáo.
  • Chỉ số Alexa rank là thước đo ghi nhận thành quả lao động của các webmaster với cộng đồng và là một công cụ rất hữu ích giúp các webmaster quản trị website hiệu quả.
- Làm thế nào để xem thứ hạng Alexa?
  • Bạn có thể sử dụng Alexa Toolbar – thanh công cụ hỗ trợ người dùng duyệt web: http://www.alexa.com/site/download
- Làm thế nào để tăng thứ hạng Alexa cho website?
  • Bạn nên tiến hành các chiến dịch quảng bá website định kỳ nhằm thường xuyên thu hút khách truy cập website, tăng cao chỉ số Reach.
  • Trong website, nên có các phần thông tin có giá trị cao, cập nhật để thu hút khách hàng thường xuyên quay lại website, tăng Page views.
  • Bạn cần bố trí nội dung, cấu trúc website sao cho thu nhận được thật nhiều cú nhấp chuột của khách truy cập để tăng Page views nhưng vẫn mang lại cảm giác thoải mái, tiện lợi.

Add My Website của bạn vào Máy Tìm kiếm Google,Yahoo,MSN

Trang Web của bạn vừa mới làm xong .Bạn Muốn trang Web của bạn xuất hiện trong bộ máy tìm kiếm của Google,Yahoo,MSN...


Bước 1 : Thêm địa chỉ trang web của bạn vào bộ máy tìm kiếm
Add Url to Google : bạn vào http://www.google.com.vn/addurl/ .Sau khi add vào chờ khoảng 4 ngày trang web của bạn sẽ xuất hiện trong Google .Gõ url your website vào textbox tìm kiếm của google nhé .^ ^
Add Url to Yahoo : bạn vào https://siteexplorer.search.yahoo.com/mysites .Bạn cần đăng nhập tài khoản yahoo trước khi vào  .


Bước 2 : Quản Lí trang web của bạn :
Google ,Yahoo cung cấp trang web quản lí web site của bạn
ví dụ trong Google bạn vào http://www.google.com.vn/webmasters/

Tham Khảo Thêm :
Một trong những cỗ máy tìm kiếm quan trọng nhất trên thế giới là Google, bởi vì có rất nhiều người tìm kiếm thông tin trên thế giới sử dụng dịch vụ của Google. Hơn nữa, Google còn là nhà cung cấp kết quả tìm kiếm cho khá nhiều cỗ máy
tìm kiếm chính khác.
Cách hay nhất để đạt kết quả cao trong Google là bạn phải xây dựng thật nhiều liên kết từ bên ngoài đến website của bạn.Thật vậy, đây là phương thức hiệu quả nhất để bạn có thể được liệt kê tại các cỗ máy tìm kiếm chính. Các robots (crawlers,piders) thường index các website trên thế giới thông qua các đường liên kết.
nếu bạn có những liên kết tốt với những website tốt, thì các robots cũng rất thích đến index website của bạn.
Một thông tin vui dành cho bạn: Nếu bạn đã đăng ký website của mình vào các thư mục internet – và một trong những thưmục lớn đã chấp nhận liệt kê website của bạn thì bạn không cần thiết phải đăng ký website của mình vào các cỗ máy tìm kiếm, vì mặc nhiên, các cỗ máy tìm kiếm sử dụng kết quả tìm thấy trong thực mục để tự động index website của bạn.
Ngoại trừ cách xây dựng các liên kết, Google còn cho bạn đăng ký trực tiếp website của mình vào danh bạ của nó bằng đường dẫn: Add URL page:
http://www.google.com.vn/addurl/ .


Tuy nhiên, điều này không đảm bảo là cứ đăng ký xong là website của bạn đã được index bởi Google. Bất chấp điều đó, bạn vẫn nên đăng ký theo đường dẫn trên để Google có thể sẽ liệt kê cho bạn trang chủ và 1 đến 2 URL trong hệ thống danh bạ của nó.
Như vậy là đủ, bạn không nên đăng ký website của mình thêm nữa. Lý do duy nhất để bạn đăng ký các trang trong (không phải là trang chủ) là do trang chủ của bạn có vấn đề, không thể đăng ký được. Còn không, bạn chỉ cần đăng ký trang chủ là đủ. Việc đăng ký trang trong của website là để cung cấp cho Google một URL thay thế khi trang chủ có vấn đề (như không thể truy cập được..). Nhưng cho dù bạn cung cấp cho nó trang nào đi nữa, nó cũng tìm đến tất cả các đường liên kết trong website của bạn và tiến hành index toàn bộ.
Nếu bạn có một website mới tinh, thì hầu như chắc chắn là bạn phải mất cả tháng trời chờ đợi trước khi Google bắt đầu lập chỉ mục website của bạn. Điều này cho thấy, bạn không nên quá sốt ruột cho việc hiển thị kết quả tìm kiếm của mình.

2. Đăng ký vào Yahoo.

Yahoo là một trong những cỗ máy tìm kiếm quan trọng nhất vì nó được rất nhiều người trên thế giới sử dụng để tìm kiếm thông tin trên internet (chỉ sau Google). Không nhữngt thế, Yahoo còn là nhà cung cấp kết quả tìm kiếm cho rất nhiều cỗ máy tìm kiếm chính lớn trên thế giới.
Cũng giống như đối với Google, việc xây dựng thật nhiều liên kết hữu ích đến website của bạn là phương thức tốt nhất để bạn đạt kết quả tìm kiếm cao với Yahoo. Ngoài ra, bạn còn có thể đăng ký website của mình trực tiếp tại Yahoo the đường dẫn submit.search.yahoo.com. Việc đăng ký vào Yahoo cũng tương tự như với Google - ngoại trừ việc bạn phải có một tài khoản Yahoo mail trước khi đăng ký.
Nhưng phải làm gì nếu bạn không được liệt kê miễn phí tại Yahoo? Yahoo cung cấp thêm cho bạn tính năng đăng ký theo dịch vụ có trả tiền. Cũng theo đường dẫn trên, thay vi chọn mục free submitting (hoặc basic), bạn chọn Express (tốc hành). Ngay sau khi đăng ký và thanh toán chi phí, Yahoo sẽ giúp bạn được liệt kê nhanh chóng trong danh bạ của nó (xem thêm “Đăng ký website vào thư mục internet”).
Nhưng tại sao không đăng ký miễn phí mà lại phải trả tiền? Là vì Yahoo đang sở hữu hệ thống tìm kiếm hàng đầu thế giới với 3 loại Crawler (robots) khác nhau mà họ đã mua được vào 2 năm 2002 – 2003, đó là Inktomi, Altavista và Alltheweb.

Nếu bạn được index bởi tất cả 3 loại crawler này, coi như bạn đã đạt được một phần thắng lợi vì chúng đang kiểm soát một số lượng lớn search engine trên thế giới.

Hướng dẫn tạo sitemap miễn phí theo chuẩn google

Có rất nhiều cách và phần mềm hỗ trợ việc tạo một sitemap cho một website mới, mình xin chỉ 1 cách tạo trực tiếp trên mạng rất hiệu quả và rất nhiều chuyên gia SEO đã sử dụng.

Điều kiện cần:
- Một website đã hoạt động
- Một chương trình chỉnh sửa (Notepad++), để sửa lại theo yêu cầu ở Bước 2
- Internet (mạng mạnh 1 chút cho các website lơn gần 500 hoặc hơn 500 trang)
Hướng dẫn bạn tạo sitemap tại http://www.xml-sitemaps.com   ( Maximum500pages will be indexed in sitemap ), trang web miễn phí 500 pages , lớn hơn 500 pages thì phải mất phí để tạo tài khoản.

Bước 1: Vào địa chỉ website là:  http://www.xml-sitemaps.com
- Điền domain website của bạn vào: Starting URL (chú ý đường link dẫn tới website cần tạo)
- Chọn thông số là daily, weekly...ở ô Change frequency
- Tại Priority: bạn có 2 lựa chọn là tự động thiết lập hoặc thiết lập bằng tay. (auto cho nó nhanh)

Bấm vào: Start
Chờ cho nó chạy xong, rất nhanh nếu website bạn đơn giản và ít trang và ngược lại.
Khi chạy xong bạn sẻ nhận được 1 list các file sitemap, nhưng bạn chỉ cần chú ý đến 4 file sau: sitemap.xml, ror.xml, sitemap.html và urllist.txt

Bước 2: Down 4 file ở trên về máy.
- Sử dụng Em Editor, Notepad ++  mở file sitemap.xml đẻ set thông số Priority cho các url theo ý bạn.
Lưu ý phần này: thông số Priority quy định sự quan trong của các url đối với website của bạn, nếu Url nào quan trọng nên cho nó cao điểm hơn, cao nhất là 1.0 và thấp nhất 0.10

Bước 3: Upload lên root (ngang với index.php , index.asp, index.html...) và verify sitemap ở Google Webmaster.

Học lập trình web căn bản với PHP

Bài 1: Các kiến thức căn bản Part 1:  https://jimmyvan88.blogspot.com/2012/05/can-ban-lap-trinh-web-voi-php-bai-1-cac.html Part 2:  https://...